RẮN LỤC

RẮN LỤC

Tên khoa học – Dendroaspis angusticeps

Phân bố địa lý

– Xuất hiện ở các khu rừng quanh bờ biển Đông Cape ở Nam Phi và Zimbabwe, Mozambique, Malawi và giờ đã có mặt tại Việt Nam

Hình dạng

– Hai răng nanh có nọc độc lớn mọc ở phía trước miệng.

– Hai hàm răng đều cứng.

– Rắn lục châu Phi là loài rắn nhỏ nhất có chiều dài trung bình khoảng 1.5 mét.

– Có màu xanh bóng loáng với phần bụng có màu vàng, hơi xanh và sáng.

– Rắn lục châu Phi có mình mỏng, đẹp với đầu rất đặc biệt và đuôi mỏng dài.

– Chúng có mắt nhỏ, vảy nhẵn và đầu hình chữ nhật dài.

– Thường bị nhầm lẫn với Rắn ráo (Dispholidus typus).

Nọc độc

– Cực độc. Rất độc đối với thần kinh – (phá hủy các mô thần kinh) – và có thể gây chết người.

Vết cắn

– Vết cắn nhỏ và không bị sưng.

– Chỗ vết thương có hai dấu chấm.

Vòng đời

– Rắn lục châu Phi đẻ trứng.

– Con cái đẻ khoảng 6 đến 18 trứng vào mùa hè, thường là trong thực vật đang thối rữa.

– Con mới nở có nọc độc ngay từ khi sinh và dài đến 18 inch.

Tập quán

– Rắn lục châu Phi chủ yếu sống ở trên cây nhưng cũng thấy sống ở các bụi tre, lùm cây xoài và vùng đất có nhiều bụi cây ở duyên hải.

– Nhút nhát, không gây hấn và chỉ có thể tấn công nếu bị gây hấn hay bao vây.

– Thức ăn bao gồm chủ yếu là chim, trứng chim và các động vật có vú nhỏ.

– Rắn lục châu Phi hoạt động cả ngày (hoạt động ban ngày) nhưng hiếm khi thấy chúng trên mặt đất trừ khi săn mồi hoặc tắm nắng.