RẮN HỔ MANG

RẮN HỔ MANG

Naja annulifera

Phân bố địa lý

– Thường thấy ở khắp châu Phi.

Hình dạng

– 2 răng nanh lớn mọc phía trước miệng.

– Hai hàm răng đều cứng.

– Thường có màu hơi vàng đến màu nâu ô liu nhưng cũng có thể có màu nâu hoặc nâu đậm.

– Vùng bụng thường có màu hơi vàng.

– Thường có một dải màu tối xung quanh cổ.

– Chiều dài trung bình của con trưởng thành là từ 1.5 đến 2 mét nhưng cũng có thể dài đến 3 mét.

– Thân hình trụ và chắc khỏe với đuôi dài.

– Con đực lớn hơn con cái.

– Thường bị nhầm lẫn với rắn hổ mang Ai Cập (Naja haje).

Nọc độc

– Cực độc. Nọc độc tác động đến thần kinh – tấn công hệ thần kinh trung ương.

Vòng đời

– Đẻ trứng; con cái đẻ khoảng 8 đến 20 trứng.

– Thời kỳ ấp trứng khoảng 65 đến 90 ngày.

– Con mới nở dài khoảng 20 đến 35 cm.

– Con mới nở lột da sau 7 đến 12 ngày tuổi.

– Con mới nở có thể ăn sau lần lột da đầu tiên.

Tập quán

– Nơi ưa thích để làm tổ là các mô đất do mối tạo nên nhưng cũng có thể thấy ở các thảo nguyên khô cằn và ẩm ướt.

– Hoạt động về đem; chúng hoành hành ngay từ chập choạng tối – thường thấy khi gia cầm chạy tán loạn.

– Không tự nhiên trở nên hung dữ và phơi nắng gần tổ để có thể nhanh chóng ẩn nấp nếu bị làm phiền.

– Thường chỉ tấn công nếu bị bao vậy hoặc gây hấn.

– Thức ăn bao gồm động vật lưỡng cư, động vật gặm nhấm, chim & trứng chim, Thằn lằn và các loài rắn khác – đặc biệt là Rắn phì (Bitis arietans).