RẮN HỔ MANG NƯỚC
Tên khoa học – Agkistrodon piscivorus
Phân bố địa lý
– Chủ yếu thấy ở các bang miền đông nam, bao gồm phía nam Virginia đến Florida và phía động đến đông Texas.
Hình dạng
– Dài khoảng 80 cm.
– Cơ thể lớn.
– Lưng có màu ô liu đậm hoặc đen, bụng có màu nhạt hơn.
– Mình có các dải ngang với đường viền đặc biệt trải dài khắp vùng bụng.
– Đầu hình tam giác với con ngươi hình đường gạch và có răng nanh.
– Có một lớp trắng trong miệng, do đó thường được gọi là miệng bông.
Nọc độc
– Nọc độc tác động đến máu, phá hủy mô, làm suy giảm các cơ quan và gây gián đoạn quá trình đông máu.
Vết cắn
– Cực kỳ đau.
– Thường không hung dữ, sẽ không tấn công nếu không cảm thấy bị đe dọa.
Vòng đời
– Sinh sản vào mùa Xuân và mùa Thu.
– Thời kỳ mang thai khoảng 3-4 tháng.
– Một lứa đẻ có khoảng 12 con rắn con.
– Rắn con sinh ra là sống được.
– Ngủ đông khắp mùa đông dọc các sườn đồi trên các dòng suối.
Tập quán
– Nơi sống: Rắn hổ mang nước là loài lưỡng cư. Chúng dành hầu hết thời gian ở gần các nguồn nước cố định.
– Xuất hiện: Chủ yếu hoạt động về đêm nhưng chúng thường phơi nắng cả ngày, thường trên cách cành cây chìa ra mặt nước.
– Thức ăn: cá, ếch, thằn lằn, chim, động vật có vú nhỏ và các loài rắn khác.