RẮN CHUÔNG

RẮN CHUÔNG

Genus: Crotalus và Sistrurus (có hơn 50 loài khác nhau)

Phân bố địa lý  

– Thấy ở tất cả các nước Nam Mỹ trừ Ecuador và Chile – và một số đảo ở Caribbean.

Hình dạng

– Hai răng nanh có nọc độc lớn mọc ở trước miệng.

– Hai hàm răng đều cứng.

– Các loài Rắn chuông khác nhau có kích thước và các chấm rất khác nhau.

– Các loài lớn hơn có thể dài đến 2.5 mét.

– Đặc điểm chung là có vòng sừng ở cuối đuôi.

– Rắn chuông lột da vài lần một năm và mỗi lần chúng lột, lại có một mảng mới được thêm vào vòng sừng đó.

Nọc độc

– Cực độc. Thường độc hại đối với máu

– (phá hủy tế bào hồng cầu) mặc dù một số loài ở vùng nhiệt đới có nọc độc tác dụng đối với hệ thần kinh

– (Phá hủy tế bào thần kinh) và có thể gây tử vong.

Vết cắn

– Thường có dấu răng nanh ở chỗ vết cắn.

– Xung quanh vết cắn bị sưng và bầm tím – tốc độ phát triển phụ thuộc vào lượng nọc độc được tiêm vào.

Vòng đời

– Rắn chuông đẻ con chứ không đẻ trứng.

– Rắn chuông con sống độc lập và có thể tự kiếm ăn ngay sau khi sinh ra.

– Hầu hết các loài rắn chuông giao phối vào mùa xuân.

– Rắn chuông mới sinh không có vòng sừng hoạt động. Chỉ sau lần lột da đầu tiên vòng sừng mới có tác dụng.

Tập quán

– Thường sống ở vùng thảo nguyên khô.

– Rắn chuông thường lẫn tránh con người khi đối mặt nhưng không phải luôn như vậy. Chúng chỉ tấn công nếu bị bao vây hay gây hấn.

– Thức ăn bao gồm chủ yếu là các động vật nhỏ như thỏ, chuột, chuột động, v.v…

– Rắn chuông giết con mồi bằng cách chích nọc độc vào chúng chứ không phải là xiết chặt chúng.

– Không thường xuyên, các loài rắn này có thể tấn công mà không cần kéo cơ thể chúng thành hình chữ S như hầu hết các loài rắn khác thường làm. Chúng cũng tấn công đến khoảng cách cách chúng 2/3 chiều dài cơ thể.

– Rắn chuông thường xuất hiện trong và dưới các tảng đá và khúc gỗ khi phơi nắng ở giữa các đường mòn.