MUỖI HỔ CHÂU Á

MUỖI HỔ CHÂU Á

Muỗi hổ châu Á có tên khoa học – Aedes albopictus ( cũng truyền bệnh sốt xuất huyết )

Hình dạng

– Muỗi hổ châu Á  về hình thể rất giống muỗi vằn, chỉ khác đặc điểm trên mặt lưng có một vạch trắng chạy dọc lưng.

– Muỗi hổ châu Á phổ biến có chiều dài khoảng từ 2 – 10 mm. Muỗi cái có vòi dài hơn, sử dụng để hút nhiều máu bởi chúng cần để nuôi trứng. Muỗi hổ châu Á đậu và đốt rất nhanh, nên chúng ta rất khó đập chết.

Vòng đời

– Muỗi hổ châu Á  đẻ trứng gần nơi có nguồn nước; không trực tiếp sinh vào trong nước như các loài muỗi khác vẫn làm, thường sinh gần nơi có nước tù, nước đọng.

– Thời gian phát triển của các pha trước trưởng thành (từ trứng đến quăng) trung bình 7 ngày, thời gian từ quăng đến muỗi trưởng thành khoảng 2 đến 3 ngày, thời gian tiêu sinh của muỗi khoảng 5 ngày.

– Muỗi cái sống từ 20 đến 40 ngày, muỗi đực sống ngắn hơn từ 9 đến 12 ngày; Số lượng trứng đẻ của mỗi con muỗi cái từ 60 -100 trứng /lần đẻ

Tập quán

– Loại muỗi này cũng sinh sản ở những nơi có nguồn nước chảy, do vậy nguồn nước đọng, nước tù không phải là những nơi sinh duy nhất của chúng. Muỗi hổ châu Á có phạm vi bay ngắn (dưới 200 mét), do vậy nơi sinh sản rất có thể ở gần nơi chúng ta phát hiện ra chúng.

– Loài muỗi này có thể sống sót trong nhiều môi trường và điều kiện sống khác nhau, cả ở những vùng đồi núi có khí hậu lạnh. Loại muỗi này hung hăng hơn bất kỳ loài muỗi bản địa nào khác, do vậy chúng đang ngày càng chiếm ưu thế về số lượng.

– Đây là loại muỗi hoạt động ban ngày nên hầu hết các loại thuốc xịt ban đêm thường không có nhiều ảnh hưởng đối với muỗi hổ châu Á.